Bài học kinh doanh từ hành trình lấy Kinh của thầy trò Đường Tăng

Thứ bảy - 13/08/2022 06:14
Quá trình 4 thầy trò Đường Tăng đi thỉnh kinh có thể được coi như một quá trình tu luyện viên mãn của một người, cũng có thể xem như quá trình phát triển của một doanh nghiệp.

Mối quan hệ giữa 5 thầy trò Đường Tăng có thể coi là một mối quan hệ đồng đội, cũng có thể được coi như là mối quan hệ giữa chủ ý thức và phó ý thức của một người, giữa quân chủ và thần dân, giữa ông chủ và nhân viên.

Đường Tăng là nhân vật then chốt và cốt lõi. Hóa độ Đường Tăng chính là mục đích thực sự của toàn bộ quá trình thỉnh Kinh, tất cả tài nguyên, điều kiện đều là xoay quanh nhu cầu thỉnh kinh của Đường Tăng mà phối hợp. Mỗi người góp sức trong đó, tùy theo quá trình tu luyện viên mãn của Đường Tăng mà các đồ đệ khác đắc Đạo theo. Nói cách khác, nếu Đường Tăng không thể đạt viên mãn, tất cả những đồ đệ đi theo trong quá trình thỉnh Kinh cũng không thể đạt viên mãn.

Giống như một đội hay một doanh nghiệp, nếu người quản lý thất bại, nhân viên cũng không thể thành công.


Ảnh minh họa.

Đường Tăng có nền tảng tốt và trình độ cao (đệ tử của Phật), mang một sứ mệnh thần thánh, nhưng sau khi nhập xuống trần gian, Đường Tăng trở thành một người phàm trần, có đôi mắt phàm trần. Mặc dù không thể nhìn thấy chân tướng của sự vật, chỉ phụ thuộc vào đức tin và sự giác ngộ đối với Thần, Phật mà viên mãn.

Tu trăm năm mới chung thuyền. Một cá nhân cũng giống như một đoàn thể, mỗi người đều chung một mục tiêu và lý tưởng mới có thể phát triển được.

Bất kể địa vị là gì, từng tu từng niệm của mỗi thành viên đều ảnh hưởng ít nhiều đối với đoàn thể, bất cứ một niệm đầu bất chính nào đều là “hại mình, hại người”. Bởi vì tất cả mọi người đều ở trên một con thuyền, một chuyến thuyền lật thì không ai có thể thoát nổi.

Thông qua Tây Du Ký, chúng ta học được những bài học đắt giá trong kinh doanh.

Người lãnh đạo phải đặt niềm tin vào nhân viên của mình
Đầu tiên, thứ mà Đường Tăng có chính là “niềm tin siêu phàm”, dù có gặp khó khăn như thế nào cũng không hề chùn bước, giữ vững niềm tin của mình. Tôn Ngộ Không dù rất có năng lực nhưng niềm tin lại không vững chắc, nhiều lần có ý định bỏ cuộc hoặc rút lui.

Trong kinh doanh, người lãnh đạo cũng phải luôn giữ vững niềm tin, không chỉ trông chờ vào lợi ích trước mắt. Người không có niềm tin sẽ khiến người khác không tin theo và mất đi động lực, khi gặp phải khó khăn thì dễ dàng chùn bước, người lãnh đạo một khi lùi bước rồi toàn đội anh ta cũng tan vỡ theo.

“Vô Dụng” cũng là tài sản quý giá của một người lãnh đạo

Đường Tăng chỉ là người bình thường, không có phép thần thông quảng đại mà chỉ có học thức, nhân hậu hiền lành và thấu hiểu người khác. Cái tài của Đường Tăng chính là biết trân trọng và đánh cao người có năng lực, bao dung khuyết điểm của người khác. Có thể thấy Đường Tăng đã bỏ qua cho Tôn Ngộ Không nhiều lần quá khích, bỏ qua cho Bát Giới phàm phu tục tử,…

Nhà lãnh đạo giỏi tuy không xuất sắc toàn diện nhưng sẽ biết trọng dụng người xuất sắc.

Một ông chủ giỏi là ông chủ biết dùng người, biết phân công công việc phù hợp với từng nhân viên, tạo cơ hội cho nhân viên của mình phát huy năng lực chứ không phải là ông chủ chỉ biết khư khư ôm hết việc vào mình bởi lo nhân viên không đủ năng lực hoàn thành.

Khi lãnh đạo lựa chọn được nhân viên có năng lực thì đã có thể yên tâm. Bởi một nhà lãnh đạo quan tâm là người dạy dỗ những người khác từng bước phù hợp với khả năng của họ. Đủ nhạy cảm để biết khi nào cần kiên nhẫn hoặc cần củng cố, tăng cường một bài học hoặc biết khi nào có thể đi bước tiếp theo là rất quan trọng.

Ảnh minh họa.
​​​​​

Xây dựng các mối quan hệ xã hội tốt
Một trong những điều khiến Đường Tăng là người dẫn dắt các đồ đệ đi thỉnh kinh là bởi ông có nhiều mối quan hệ xã hội rất tốt trong Tây Du Ký. Đường Tăng tiền thân là đệ tử của Phật Thích ca Mâu Ni, hiểu chuyện và lịch sự, nếu thấy thần tiên thì lập tức hành lễ rất thành tâm. Mặt khác, ông còn là huynh đệ của vua Đường Thái Tông Lý Thế Dân, quen biết, gặp gỡ nhiều nhân vật cấp cao, vì thế con đường “dẫn dắt” cũng thuận buồm xuôi gió hơn.

Trong khi đó, Tôn Ngộ Không vốn chỉ là một con khỉ đá, ngỗ nghịch, đối xử với sư huynh đệ không tốt nên bị sư phụ đuổi đi. Kết nghĩa huynh đệ với người khác nhưng lại gây sự, sau này lên Trời thì không giữ thể diện cho người khác, đại náo thiên cung. Tôn Ngộ Không đã đắc tội với nhiều người, quan hệ xã hội cũng không tốt.

Rất nhiều doanh nghiệp, khi có một đơn hàng lớn, bản thân mình không đủ hàng để xuất ngay theo yêu cầu của khách thì ngoài phương án “gom” thêm hàng từ đối tác cùng ngành với giá cao hơn nếu có “mối quan hệ” tốt, bạn có thể “tạm mượn” hàng những doanh nghiệp cùng ngành để dùng và sẽ trả khi mình có hàng mới về.

Xem các đối thủ cùng ngành là những bạn hàng cùng kinh doanh, cạnh tranh lành mạnh thì bao giờ cũng có lợi hơn.
Đồng tâm hiệp lực
Một yếu tố khác dẫn đến thành công của 4 thầy trò trong Tây Du Ký là biết làm việc “đội nhóm”. Một tập thể đồng lòng thì kết quả sẽ thành công ngoài mong đợi.

Có một triết lý trong dùng người được nhiều người tâm đắc, đối với cùng một công việc, muốn nhanh hãy thuê người lười, bởi nếu cùng việc đó, người siêng năng sẽ làm được nhưng người lười sẽ làm nhanh hơn. Anh ta sẽ tìm mọi cách nhanh nhất có thể – bởi anh ta lười và anh ta muốn sớm xong việc, nhưng chất lượng và “sự lâu bền” sẽ không thể bằng người chăm chỉ được.


 

T.Linh (theo Secset China)

Nguồn tin: https://giadinhonline.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây