Thủ tướng Phạm Minh Chính dự ‘Ngày hội Văn hóa vì hòa bình’ của Hà Nội

Chủ nhật - 06/10/2024 23:01
Sáng 6/10, tại khu vực tượng đài Lý Thái Tổ, không gian lịch sử văn hóa hồ Hoàn Kiếm, Thủ đô Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự chương trình ‘Ngày hội Văn hóa vì hòa bình’.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự 'Ngày hội Văn hóa vì hòa bình' của Hà Nội- Ảnh 1.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự chương trình Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình do thành phố Hà Nội tổ chức nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô và 25 năm Hà Nội được UNESCO trao danh hiệu “Thành phố vì hòa bình” – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Chương trình do thành phố Hà Nội tổ chức nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024) và 25 năm Hà Nội được UNESCO trao danh hiệu “Thành phố vì hòa bình” (16/7/1999 – 16/7/2024).

Cùng dự có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng: Thường trực Ban Bí thư Lương Cường, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa; đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành, cơ quan Trung ương, thành phố Hà Nội, các cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế.

Mở đầu buổi lễ, Đoàn đại biểu Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thành phố Hà Nội do Thủ tướng Phạm Minh Chính dẫn đầu thực hiện nghi lễ dâng hương tại Tượng đài vua Lý Thái Tổ, tưởng nhớ công lao các bậc tiền nhân đã có những đóng góp to lớn đối với đất nước và Thủ đô Hà Nội.

Tiếp đó, lễ chào cờ đặc biệt được tổ chức với khoảng 10.000 người tham dự, tái hiện lại buổi lễ chào cờ đầu tiên tại Hà Nội vào ngày 10/10/1954, sau khi Thủ đô được giải phóng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự 'Ngày hội Văn hóa vì hòa bình' của Hà Nội- Ảnh 2.
Đoàn đại biểu Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thành phố Hà Nội do Thủ tướng Phạm Minh Chính dẫn đầu thực hiện nghi lễ dâng hương tại Tượng đài vua Lý Thái Tổ, tưởng nhớ công lao các bậc tiền nhân đã có những đóng góp to lớn đối với đất nước và Thủ đô Hà Nội – Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự 'Ngày hội Văn hóa vì hòa bình' của Hà Nội- Ảnh 3.
Đoàn đại biểu Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thành phố Hà Nội do Thủ tướng Phạm Minh Chính dẫn đầu thực hiện nghi lễ dâng hương tại Tượng đài vua Lý Thái Tổ, tưởng nhớ công lao các bậc tiền nhân đã có những đóng góp to lớn đối với đất nước và Thủ đô Hà Nội – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Sự kiện văn hóa lớn của Hà Nội

“Ngày hội Văn hóa vì hòa bình” gồm 3 phần chính: Ký ức Hà Nội; Dòng chảy di sản; Hà Nội: Thành phố vì hòa bình, thành phố sáng tạo. Chương trình tái hiện những mốc son lịch sử của Thủ đô qua các thời kỳ; giới thiệu, trình diễn các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể, các lễ hội và các làng nghề tiêu biểu của Thủ đô.

Đây là sự kiện văn hóa lớn của Hà Nội, được kỳ vọng sẽ tạo ra hiệu ứng truyền thông đặc biệt, lan tỏa giá trị lịch sử và văn hóa của Thủ đô đến với cả nước và bạn bè quốc tế.

Việc tổ chức “Ngày hội Văn hóa vì hòa bình” cũng là một phần trong chiến lược phát triển các sản phẩm công nghiệp văn hóa gắn với các sự kiện kỷ niệm Ngày Giải phóng Thủ đô hằng năm, góp phần thúc đẩy du lịch văn hóa và phát triển kinh tế bền vững cho Thủ đô.

Sân khấu chính của sự kiện được dàn dựng công phu tại khu vực hồ Hoàn Kiếm với các thực cảnh để tái hiện lại các di tích lịch sử, địa điểm nổi tiếng của Thủ đô, như các cửa ô, Đoan Môn (Hoàng thành Thăng Long), cầu Long Biên, cột cờ Hà Nội. Chương trình tạo ra một không gian văn hóa lịch sử độc đáo, giúp người dân, du khách và các khán giả sống lại những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Hà Nội trong suốt chiều dài 70 năm từ Ngày Giải phóng Thủ đô.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự 'Ngày hội Văn hóa vì hòa bình' của Hà Nội- Ảnh 4.
Lễ chào cờ đặc biệt được tổ chức với khoảng 10.000 người tham dự, tái hiện lại buổi lễ chào cờ đầu tiên tại Hà Nội vào ngày 10/10/1954, sau khi Thủ đô được giải phóng – Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự 'Ngày hội Văn hóa vì hòa bình' của Hà Nội- Ảnh 5.
Lễ chào cờ đặc biệt được tổ chức với khoảng 10.000 người tham dự, tái hiện lại buổi lễ chào cờ đầu tiên tại Hà Nội vào ngày 10/10/1954, sau khi Thủ đô được giải phóng – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Một trong những điểm nhấn quan trọng của chương trình là màn tái hiện sống động hình ảnh đoàn quân tiến về tiếp quản Hà Nội trong thời khắc lịch sử ngày 10/10/1954 trong rợp trời cờ hoa và niềm hân hoan chiến thắng, kết thúc 9 năm trường kỳ kháng chiến gian khổ, ác liệt với biết bao hy sinh, mất mát và tinh thần anh dũng, bất khuất của nhân dân ta trước một kẻ thù hùng mạnh, viết nên bản anh hùng ca trong sự nghiệp cách mạng của Đảng ta và dân tộc ta.

Khoảnh khắc hào hùng này được tái hiện bằng những màn biểu diễn thực cảnh quy mô lớn, với sự tham gia của gần 1.000 chiến sĩ cùng 200 nghệ sĩ, diễn viên múa. Những hình ảnh quen thuộc như cầu Long Biên, nơi đoàn quân tiến vào tiếp quản Thủ đô, hay cột cờ Hà Nội, nơi lá cờ đỏ sao vàng tung bay trong lễ chào cờ đầu tiên vào ngày 10/10/1954, đã được tái hiện trên sân khấu.

Hơn 8.000 người, bao gồm 5.000 người dân và đại diện các lực lượng từ các quận, huyện, thị xã đã tham gia vào các màn diễu hành, trình diễn các loại hình văn hóa nghệ thuật dân gian, bao gồm những di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO và quốc gia công nhận, cùng những nét đẹp văn hóa truyền thống đặc sắc của Thủ đô.

Những loại hình nghệ thuật như ca trù, múa rối nước, hát xẩm… và các di sản văn hóa, tín ngưỡng, như tín ngưỡng thờ Tản Viên Sơn Thánh, Hai Bà Trưng, Thánh Gióng được trình diễn tại chương trình, mang lại cho khán giả một cái nhìn sâu sắc về các giá trị văn hóa trường tồn của Thủ đô Hà Nội.

Chương trình cũng giới thiệu văn hóa ẩm thực và sản phẩm làng nghề truyền thống của Thủ đô như làng gốm Bát Tràng, làng lụa Vạn Phúc, thêu Quất Động, mây tre đan Phú Vinh…, các món ăn đặc trưng của Hà Nội như cốm Vòng, giò chả Ước Lễ, bánh cuốn Thanh Trì, bún Phú Đô…

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự 'Ngày hội Văn hóa vì hòa bình' của Hà Nội- Ảnh 6.
Các đại biểu theo dõi các màn trình diễn hoành tráng và ý nghĩa tại ngày hội – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Giữ gìn, phát huy và truyền lại những di sản vô giá

Phát biểu ý kiến tại buổi sự kiện, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh nhắc lại, cách đây 1014 năm, vào mùa thu năm 1010, Đức Thái Tổ Lý Công Uẩn với tầm nhìn chiến lược, đã quyết định dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long, mở ra thời kỳ phát triển huy hoàng của nước Đại Việt.

Từ mốc son lịch sử đó đến thời đại Hồ Chí Minh, trải qua hơn một thiên niên kỷ, với bao biến cố thăng trầm, Thăng Long – Hà Nội vẫn trường tồn cùng tuế nguyệt, vững vàng, khí phách hiên ngang, xứng đáng là trái tim của nước Việt Nam độc lập, tự do và hạnh phúc.

Trải qua lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, cùng công cuộc kiến thiết và bảo vệ nền hòa bình, độc lập, tự do của nước nhà, Hà Nội đã được nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế tôn vinh, phong tặng những danh hiệu cao quý như “Thủ đô của lương tri, phẩm giá con người”, “Thành phố vì hòa bình”, “Thành phố sáng tạo”; được Đảng, Nhà nước tặng danh hiệu “Thủ đô Anh hùng”.

Phát huy truyền thống lịch sử văn hiến và anh hùng, với vị trí, vai trò là trung tâm đầu não chính trị – hành chính quốc gia, trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ và hội nhập quốc tế của cả nước, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố Hà Nội đã và đang nỗ lực, quyết tâm thực hiện và hoàn thành sứ mệnh của Thủ đô với “Tầm vóc mới – Vị thế mới”; xây dựng Thủ đô “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”, thành phố kết nối toàn cầu; điểm đến “An toàn – Thân thiện – Hấp dẫn” với bạn bè quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự 'Ngày hội Văn hóa vì hòa bình' của Hà Nội- Ảnh 7.
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Sỹ Thanh cho biết, “Ngày hội Văn hoá vì hoà bình” nhằm lan toả thông điệp về giá trị văn hoá, hoà bình và sức sáng tạo của con người Thăng Long – Hà Nội qua các thời kỳ… – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Theo Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, nằm trong chuỗi sự kiện kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, “Ngày hội Văn hoá vì hoà bình” nhằm lan toả thông điệp về giá trị văn hoá, hoà bình và sức sáng tạo của con người Thăng Long – Hà Nội qua các thời kỳ…

Ngày hội cũng là dịp để chúng ta tôn vinh nền văn hiến, bản sắc văn hoá vì hoà bình của Thủ đô Hà Nội, vùng đất địa linh nhân kiệt, nơi lắng đọng hào khí Thăng Long hồn thiêng sông núi, nơi kết tinh và toả sáng trí tuệ Việt Nam, toả sáng lương tri và phẩm giá con người. Đặc biệt hơn nữa, sự kiện này thực sự là ngày hội của người dân Hà Nội vì được thực hiện bởi hàng nghìn quần chúng, nhân dân Thủ đô.

“Trong thời khắc lịch sử và linh thiêng này, chúng ta vô cùng thành kính bày tỏ lòng biết ơn vô hạn đối với tổ tiên và các thế hệ tiền nhân có công khai sáng và xây dựng kinh thành Thăng Long xưa – Hà Nội ngày nay. Chúng ta thành kính nhớ và bày tỏ lòng biết ơn vô hạn Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, các nhà cách mạng tiền bối, các anh hùng liệt sĩ, các thế hệ nhân dân, lực lượng vũ trang Hà Nội và cả nước, kiều bào ta ở nước ngoài đã đóng góp công sức và vật chất trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Thủ đô”, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh bày tỏ.

Thành phố Hà Nội trân trọng cảm ơn sự quan tâm, chỉ đạo sát sao, kịp thời của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, sự ủng hộ, giúp đỡ hiệu quả của các địa phương và bạn bè quốc tế trong quá trình xây dựng và phát triển Thủ đô Hà Nội.

Theo ông Trần Sỹ Thanh, đây cũng là dịp để chúng ta tiếp tục khẳng định những phẩm chất cao quý, truyền thống tốt đẹp, văn hiến, anh hùng, hoà bình, hữu nghị của Thủ đô và dân tộc Việt Nam. “Đó là lẽ sống, là đạo đức, là phong cách ứng xử, là truyền thống văn hoá, là khát vọng hoà bình của người dân Hà Nội, của dân tộc Việt Nam. Đó còn là những di sản vô giá của thế hệ ông cha ta để lại, chúng ta trân trọng giữ gìn, phát huy, lan toả và truyền lại cho muôn đời con cháu mai sau”, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội phát biểu.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự 'Ngày hội Văn hóa vì hòa bình' của Hà Nội- Ảnh 8.
Bà Pauline Tamesis, Điều phối viên thường trú LHQ tại Việt Nam nhấn mạnh, Hà Nội với bề dày hơn 1.000 năm văn hóa-lịch sử đã luôn thể hiện ý chí kiên cường và sự hồi sinh mạnh mẽ – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ đô văn hóa và sáng tạo của Việt Nam

Phát biểu tại chương trình, bà Pauline Tamesis, Điều phối viên thường trú LHQ tại Việt Nam nhấn mạnh, Thủ đô Hà Nội với bề dày hơn 1.000 năm văn hóa – lịch sử đã luôn thể hiện ý chí kiên cường và sự hồi sinh mạnh mẽ. Ngay sau ngày giải phóng mang dấu mốc lịch sử, chính quyền Hà Nội đã lãnh đạo các tầng lớp nhân dân vươn lên, phấn đấu xây dựng Thủ đô hội nhập, phồn vinh và đổi mới.

Thủ đô Hà Nội được UNESCO công nhận “Thành phố vì hòa bình” năm 1999 và “Thành phố sáng tạo” vào năm 2019, khẳng định những nỗ lực không ngừng đổi mới của thành phố trong những năm qua. LHQ luôn duy trì mối quan hệ lâu dài, hiệu quả với Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng, đồng hành với Hà Nội trong quá trình chuyển mình ngoạn mục kể từ khi được UNESCO công nhận là Thành phố sáng tạo đầu tiên tại Việt Nam.

Bà Pauline Tamesis đánh giá thành phố Hà Nội luôn quan tâm bảo tồn, phát huy các di sản vật thể và phi vật thể; lịch sử của Hà Nội luôn giao thoa với hiện đại, với sự đổi mới và sáng tạo. Với quyết tâm cao của lãnh đạo Hà Nội trong tăng cường hợp tác công tư để phát triển ngành công nghiệp văn hóa, sáng tạo, lấy giới trẻ làm nòng cốt, có thể thấy Hà Nội đã xác định văn hóa là một trong những động lực quan trọng phát triển kinh tế – xã hội. Hà Nội đã và đang huy động hiệu quả nguồn lực từ thế hệ trẻ tham gia quá trình đổi mới sáng tạo, phấn đấu xây dựng Hà Nội trở thành thành phố đáng sống hơn cho mọi người dân.

Theo đại diện LHQ, lễ kỷ niệm 70 năm giải phóng Thủ đô và chương trình “Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình” là minh chứng điển hình khẳng định thành công của Hà Nội trong việc hiện thực hóa tầm nhìn trở thành Thủ đô văn hóa và sáng tạo của Việt Nam. Liên Hợp Quốc và UNESCO rất vinh dự phối hợp với Hà Nội trong triển khai nhiều dự án hợp tác trong hơn 25 năm qua, góp phần vào sự phát triển bền vững của thành phố.

“Một lần nữa, xin chúc mừng Hà Nội và xin cảm ơn”, bà Pauline Tamesis nói bằng tiếng Việt trong kết thúc bài phát biểu.

Một số hình ảnh tại “Ngày hội Văn hóa vì hòa bình”

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự 'Ngày hội Văn hóa vì hòa bình' của Hà Nội- Ảnh 9.
Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự 'Ngày hội Văn hóa vì hòa bình' của Hà Nội- Ảnh 10.
Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự 'Ngày hội Văn hóa vì hòa bình' của Hà Nội- Ảnh 11.
Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự 'Ngày hội Văn hóa vì hòa bình' của Hà Nội- Ảnh 12.
Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự 'Ngày hội Văn hóa vì hòa bình' của Hà Nội- Ảnh 13.
Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự 'Ngày hội Văn hóa vì hòa bình' của Hà Nội- Ảnh 14.
Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự 'Ngày hội Văn hóa vì hòa bình' của Hà Nội- Ảnh 15.
Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự 'Ngày hội Văn hóa vì hòa bình' của Hà Nội- Ảnh 16.
Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự 'Ngày hội Văn hóa vì hòa bình' của Hà Nội- Ảnh 17.
Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự 'Ngày hội Văn hóa vì hòa bình' của Hà Nội- Ảnh 18.
Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự 'Ngày hội Văn hóa vì hòa bình' của Hà Nội- Ảnh 19.
Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự 'Ngày hội Văn hóa vì hòa bình' của Hà Nội- Ảnh 20.
Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự 'Ngày hội Văn hóa vì hòa bình' của Hà Nội- Ảnh 21.
Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự 'Ngày hội Văn hóa vì hòa bình' của Hà Nội- Ảnh 22.
Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự 'Ngày hội Văn hóa vì hòa bình' của Hà Nội- Ảnh 23.
Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự 'Ngày hội Văn hóa vì hòa bình' của Hà Nội- Ảnh 24.
Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Nguồn tin: https://baochinhphu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây