Giáo sư Maurice Schweitzer, trường Wharton thuộc Đại học Pennsylvania cho biết, nói “Tôi xin lỗi” có cả ưu và nhược điểm, không phải cách hiệu quả nhất để thể hiện tinh thần trách nhiệm.
"Nói lời xin lỗi là việc nên làm nhưng nó cũng có thể đưa chúng ta vào vị trí được mô tả như là một kẻ không quyết đoán” – Ông nói.
Theo bà Perpetua Neo – bác sĩ tâm lý học, cho rằng phụ nữ thường hay xin lỗi “vô tội vạ” hơn là đàn ông. Họ thường nói xin lỗi vì không muốn làm tổn thương người khác hoặc không muốn làm ảnh hưởng đến mối quan hệ có thể mang lại lợi ích trong tương lai. Tuy vậy, bà Neo cho biết trong những trường hợp như thế này câu xin lỗi có thể được hiểu là “đừng tôn trọng tôi”.
“Việc nói xin lỗi quá nhiều sẽ tỉ lệ nghịch với mức độ tôn trọng của người khác dành cho bạn. Nó xảy ra ở mọi nơi, từ công sở cho đến chốn hẹn hò“, bà Neo nói.
Một nghiên cứu năm 2012 được công bố trên Tạp chí Tâm lý Xã hội Châu Âu cho thấy những lợi ích tâm lý tiềm ẩn khi không nói lời xin lỗi trong một số trường hợp: 95% những người tham gia cảm thấy lòng tự trọng lớn hơn, tăng cảm giác quyền lực và tính chính trực.
Tất nhiên, việc không xin lỗi sau khi gây sai lầm có thể dễ dàng gây phản tác dụng, đặc biệt là khi điều đó ảnh hưởng đến những người xung quanh bạn.
Schweitzer nói: “Cụm từ "Tôi xin lỗi" hữu ích nhất khi bạn đã làm điều gì đó ảnh hưởng trực tiếp đến một cá nhân khác, trong khi tại công sở, những sai lầm thường không liên quan đến cá nhân như vậy. Thay vào đó, bạn có thể thấy mình muốn xin lỗi vì đã trễ deadline, sai lỗi chính tả hoặc tính toán sai...”
Để chịu trách nhiệm về những sai lầm mà không cần nói lời xin lỗi, Schweitzer đề xuất ba cách nói sau đây
“Tôi chịu trách nhiệm về việc này và tôi định sửa như sau…”
Đây là cách bạn thừa nhận sai sót mà không truyền tải sự yếu thế không cần thiết. Schweitzer chỉ ra: "Nếu bạn nhận ra sai lầm của mình, bạn cần có sự quyết đoán để nói: Đây là lỗi của tôi, tôi sẽ sửa chữa nó theo cách...". Trình bày cụ thể ý định của bạn cho thấy thái độ mạnh mẽ, quan điểm mang tính xây dựng.
“Cảm ơn vì bạn đã kiên nhẫn…”
Thay thế cụm từ "Tôi xin lỗi vì khiến anh căng thẳng đến vậy" bằng "Tôi có thể giúp gì được không? Tôi thấy anh căng thẳng quá, anh có cần nghỉ ngơi chút không?".
Schweitzer nói rằng chìa khóa của việc này là thực hành trách nhiệm giải trình trong khi đề xuất các giải pháp có thể giúp bạn cải thiện tình hình, thay vì chôn vùi những sai lầm mình gây ra.
Làm như vậy có thể giúp bạn giảm bớt một số áp lực mà bạn có thể cảm thấy phải trở nên hoàn hảo, đồng thời giúp bạn được đánh giá là đáng tin cậy, tự tin trong mắt tập thể, thay vì chỉ biết xin lỗi.
Schweitzer nói: “Chúng ta nên học hỏi từ những sai lầm của mình và tìm ra cách để giảm thiểu chúng, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta sẽ ngừng mắc lỗi”.
Nguồn tin: https://giadinhonline.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn