7 yếu tố QUYẾT ĐỊNH năng lực làm việc của nhà lãnh đạo hiện đại

Thứ sáu - 26/08/2022 22:19
Một nhà lãnh đạo tài giỏi là hiện thân linh hồn của toàn bộ nhân viên trong doanh nghiệp. Nói cách khác, những nhà lãnh đạo hiệu quả nhất sẽ mang lại các giá trị và nguyên tắc mà nhóm của họ có thể dựa vào đó và phát huy. Đây quả thực là một sứ mệnh cao cả, đặc biệt đối với những nhân viên trẻ tuổi chưa có đủ kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn.

Một nhà lãnh đạo tài giỏi là hiện thân linh hồn của toàn bộ nhân viên trong doanh nghiệp. Nói cách khác, những nhà lãnh đạo hiệu quả nhất sẽ mang lại các giá trị và nguyên tắc mà nhóm của họ có thể dựa vào đó và phát huy. Đây quả thực là một sứ mệnh cao cả, đặc biệt đối với những nhân viên trẻ tuổi chưa có đủ kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn.

Bí thuật từ một nhân viên bình thường trở thành nhà lãnh đạo tài ba chỉ cần gói gọn trong một chữ LEADERS với 7 yếu tố cốt lõi sau:

1. L là “Look & Listen” – Quan sát & Lắng nghe
Khi bạn vừa bước lên vị trí quản lý hoặc lãnh đạo, hãy dành một chút thời gian để quan sát và để ý những điều xung quanh. Những nhân viên cấp dưới của bạn đang ưu tiên thời gian cho việc gì? 

Điều này sẽ hữu ích khi bạn lên lịch họp riêng với từng người trong nhóm. Nó sẽ giúp bạn nhanh chóng nắm được thông tin cần thiết khi bạn hoạch định chiến lược cho tổ chức của mình trong tương lai.
Với “Look & Listen”, HomeNext Academy sẽ kể cho bạn nghe một câu chuyện ý nghĩa về kỹ năng lắng nghe. 

Một ngày nọ, Dell Carnegie (tác giả cuốn Đắc Nhân Tâm) đến New York để tham dự một bữa tối quan trọng. Tại bữa tối này, ông đã gặp một nhà thực vật học nổi tiếng thế giới. Dale Carnegie từ đầu đến cuối không nói được mấy câu với nhà thực vật học mà chỉ chăm chú lắng nghe.

Sau khi bữa tối kết thúc, nhà thực vật học đã hết lòng ca ngợi Dale Carnegie với chủ nhà. Nói rằng Dale Carnegie là một người “truyền cảm hứng” cho bữa tối. Và thậm chí là một “bậc thầy trò chuyện thú vị”.

Thật ra, Carnegie không nói nhiều, chỉ lắng nghe một cách chăm chú, nhưng lại giành được sự ưu ái của nhà thực vật học.

→ Tất cả nhà lãnh đạo tài giỏi đều mong muốn trau dồi trí tuệ cảm xúc và cải thiện khả năng diễn đạt của mình. Nhưng muốn nói đúng thì trước hết bạn phải nghe hiểu. Do đó, việc cải thiện kỹ năng lắng nghe để đưa ra những nhận định đúng đắn là yếu tố đầu tiên bạn cần lưu ý.
2. E là “Emotional Bonding” – Kết nối cảm xúc
Những nhà lãnh đạo tài ba luôn dành thời gian để xây dựng những mối quan hệ.sâu sắc với đồng nghiệp của mình. Bạn có thể hỏi thăm về gia đình của đồng nghiệp (nhưng đừng đề cập đến những vấn đề quá riêng tư). 

Hãy ghi nhớ ngày sinh của họ, chia sẻ về một ngày làm việc của họ ra sao. Nếu có thể, hãy lên lịch cho những buổi ăn trưa tập thể hoặc họp toàn thể công ty để giải đáp các thắc mắc một cách kịp thời.

Để mọi người có thể cởi mở hơn, bạn có thể chia sẻ những câu chuyện cá nhân từ cuộc sống thường ngày để mọi người hiểu hơn về con người thật của bạn. Hãy cố gắng thể hiện mình là một người đáng tin cậy và có giá trị thay vì chứng minh.mình là người chuyên quyền, độc đoán.

Đề cập đến kỹ năng “Kết nối cảm xúc”, tôi lại nhớ về một kỷ niệm thời mình còn là sinh viên năm 3. 

Thời điểm đó, tôi từng thực tập trong một công ty may mặc ở Thuận An. Vì là công ty mới thành lập nên cũng không có quá nhiều nhân viên, chỉ trên dưới 30 người. Thỉnh thoảng, tôi cũng có cơ hội gặp gỡ chị Mai – chủ doanh nghiệp vài lần.

Chị ngoài 30 tuổi, còn trẻ nhưng đã có nhiều kinh nghiệm lăn lộn trong ngành. Chị là hình mẫu của một người phụ nữ độc lập mạnh mẽ điển hình. Cộng thêm tính tình chị vui vẻ hòa đồng nên mọi người làm việc khá thoải mái.
Có một lần, khi đang hỗ trợ nhập liệu trong kho vải, cái dạ dày bất ổn của tôi lại.đột nhiên trở chứng. Và một khi đã lên cơn đau thì nó hành tôi “lên bờ xuống ruộng”, mặt mày tái xanh.

Biết mình không ổn, tôi xin phép các anh chị về nhà nghỉ ngơi sớm và đến hết tuần sau mới quay lại thực tập. Chuyện thỉnh thoảng lại bị dạ dày hành này riết rồi tôi cũng quen, chỉ uống thuốc vài hôm, ăn uống điều độ là khỏe.

Nhưng từ sau khi thực tập lại, tôi để ý thấy mấy món ăn của bữa trưa khá đặc biệt: Cá kho nghệ, thịt kho nghệ, lươn kho sả nghệ, ếch kho sả nghệ…toàn những món ăn tốt cho dạ dày. 

Sau đó tôi nghe các chị trong phòng nói lại thì mới hay, do chị Mai biết tôi bị đau dạ dày nên dặn cô bếp nấu các món ăn có nghệ vào thứ 2,4,6 – cũng là những ngày có tôi thực tập.

Thực sự lúc đó tôi khá xúc động, vì hơn 20 năm cuộc đời, ngoài ba mẹ ra thì chưa từng có ai quan tâm đến tôi như vậy. Dù không nói chuyện với nhau thường xuyên, dù không phải là nhân viên chính thức, nhưng chị vẫn để ý những thứ nho nhỏ như vậy của tôi. 

Bây giờ, dù không còn gặp nhau thường xuyên nhưng thỉnh thoảng chị vẫn nhắn tin hỏi thăm tôi về sức khỏe và công việc. Tôi thấy mình rất may mắn vì đã có duyên gặp được chị trong quãng thời gian tuổi trẻ của mình.
Và dù ở đâu hay làm gì, tôi tin rằng với một người lãnh đạo sâu sắc như chị, thì bất kỳ nhân viên nào cũng sẽ cảm thấy hạnh phúc và vui vẻ với công việc mình đang làm.

→ Muốn trở thành một nhà lãnh đạo giỏi, các bạn hãy mở lòng để kết nối cảm xúc và chia sẻ với nhân viên nhiều hơn nữa nhé!

3. A là “Awareness” – Nhận thức
Bill George – Giáo sư về năng lực lãnh đạo tại Trường Kinh doanh Harvard và là cựu CEO của Medtronic, chia sẻ rằng: “Sự tự nhận thức là điểm bắt đầu của việc lãnh đạo”. 


Là một nhà lãnh đạo giỏi, bạn phải có nhận thức về tình huống, điều này đơn giản có nghĩa là bạn phải biết quan sát mọi vật xung quanh mình. Khả năng nhận thức này sẽ giúp bạn có được những thông tin.quan trọng đối với thành công của chính mình. 

Sự tự nhận thức là kỹ năng nhận thức các suy nghĩ, cảm xúc và.giá trị trong từng khoảnh khắc. Thông qua nó, bạn có thể tìm ra hướng đi cho chính mình bằng sự chân.thành và tính chính trực. Từ đó có thể dẫn dắt đội ngũ và tổ chức phát triển một cách bền vững.


Và để nâng cao năng lực lãnh đạo, bạn có thể trò chuyện thường xuyên hơn với đồng nghiệp hoặc cấp dưới thông qua các cuộc họp định kỳ. Thậm chí hay dạo quanh văn phòng để hiểu hơn suy nghĩ của mọi người một cách chân thực.

4. D là “Doing” – Hành động
Các nhà lãnh đạo phải luôn luôn hành động. Đừng nên ngồi một chỗ phân tích một tình huống bởi điều này có thể dẫn đến tình trạng bị động và đưa những quyết định không chính xác.

Lắng nghe đồng nghiệp và hình thành mối quan hệ tình cảm sâu sắc sẽ mang lại cho bạn sự sáng suốt và tự tin để thực hiện các quyết định đúng đắn. Khi bạn bắt tay vào hành động, những người còn lại sẽ chú ý và dễ dàng bị thuyết phục bởi những thành tựu của bạn.
5. E là “Empowerment” – Trao quyền
Đừng bao giờ cố gắng kiểm soát toàn bộ vấn đề. Thay vào đó, hãy để đồng đội của bạn có sự chọn lựa và đưa ra quyết định của mình.

Vị CEO của đế chế Amazon đã từng nhấn mạnh: “CEO chỉ nên dành thời gian để ra những quyết định mang tính sống còn cho doanh nghiệp. Những vấn đề khác, hãy trao quyền”. 

Bằng cách đặt niềm tin cho các thành viên trong nhóm, bạn cho phép họ có những mảnh đất riêng để phát triển và thiết lập những màu sắc riêng của bản thân. 

Để có được những đột phá, mỗi cá nhân cần có không gian riêng để thỏa sức sáng tạo và triển khai những ý tưởng “điên rồ”. Trong quá trình đó, họ có thể sai, nhưng từ cái sai đó, họ có thể nhận ra lỗi sai, chịu trách nhiệm và tự rút ra bài học cho riêng mình để nâng cao kỹ năng lãnh đạo.
6. R là “Responsibility” – Trách nhiệm
Can đảm nhận trách nhiệm về mình là một trong những yếu tố quan trọng với tư.cách là một nhà lãnh đạo. Điều này có nghĩa là, nếu có vấn đề xảy ra, hãy là người đầu tiên nhận trách nhiệm trước khi giải quyết các vấn đề khác. 

Đừng bao giờ sợ hãi khi thừa nhận: “Tôi đã mắc sai lầm.” Bởi lẽ, khi các nhân viên cấp dưới thấy được bản lĩnh thừa nhận lỗi lầm của bạn, văn hóa tha thứ sẽ dễ dàng được hình thành. 

Ở đó, mọi người sẽ thành thực hơn cũng như can đảm hơn để đối mặt với thất bại hoặc lên tiếng để thể hiện quan điểm của mình.

Trong cuốn sách Failing Forward, John Maxwell đã nhìn những sai lầm mà người lãnh đạo mắc phải giống như một cơ hội hơn là một thách thức, nếu như họ có đủ bản lĩnh để điều khiển nó: “Trong cuộc sống, người ta sẽ không quan tâm nhiều lắm tới việc bạn liệu có thể mắc.sai lầm hay không mà là ở cách bạn xử trí ra sao với những sai lầm ấy. Và quan trọng là bạn tiến lên hay lùi lại sau những sự cố ấy (nguyên văn: fail forward or backward)”.

Khái niệm “fail forward” mà John Maxwell nhắc đến ở đây là sự ám chỉ tới cách mà bạn đối đầu với những thất bại mà bạn mắc phải, có sảy chân hay trượt ngã, nhưng không trượt tiếp hay nằm đó mà đứng dậy và tiếp tục tiến lên.
7. S là “Synchronicity” – Tính đồng bộ
Khi bạn dẫn dắt doanh nghiệp bằng cả linh hồn mình, những cảm xúc tích cực từ bạn sẽ được lan tỏa và những kết quả tích cực cũng từ đó kết trái. 

Đó có thể là một đồng nghiệp được truyền cảm hứng từ tấm gương của bạn và nỗ lực hết mình để phát triển công ty. Hay những thành công của bạn với tư cách là một nhà lãnh đạo sẽ giúp bạn có được sự công nhận rộng rãi. 

Bằng cách gieo hạt, bạn sẽ thấy cơ hội của mình nở hoa. Đó chính là sự đồng bộ – khi những điều tốt đẹp không liên quan cứ thế đâm chồi nảy lộc.

8. Kết luận
Làm lãnh đạo đã khó, làm một nhà lãnh đạo hiện đại còn khó hơn rất nhiều lần. Bởi lẽ lãnh đạo không đơn giản là một chức danh, một sự bổ nhiệm mà chính là khả năng tạo ra sự ảnh hưởng đến tất cả mọi người.

Hi vọng thông qua bài viết này, các bạn đã trang bị thêm được một số kiến thức hữu ích giúp bản thân phát triển sự nghiệp trong tương lai. Chúc các bạn thành công trên con đường mà mình lựa chọn!

Nguồn tin: https://nhaquanly.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây