Uống rượu không nói ngông cuồng, giàu có không nói lời chê bai

Thứ ba - 25/10/2022 21:05
Làm người phải chú ý lời nói cũng như hành vi của bản thân, lấy đạo đức, tu dưỡng làm gốc. Tâm tính quyết định số phận, tâm thế nào cuộc sống sẽ như vậy.

Sống ở đời không nên đánh giá thấp hành vi của ai đó. Mỗi lời nói hành động có thể cho chúng ta biết rõ một người. Trong cuộc sống, giao tiếp với đồng nghiệp, người thân và bạn bè xung quanh, tuyệt đối không nói 6 điều này.

Cãi nhau không nói lời giận dữ

Có câu: “Nhẫn một lúc gió yên biển lặng, lùi một bước biển rộng Trời cao”.

Càng tức giận càng phải tiết chế cảm xúc bởi lúc này, chúng ta thường nói ra những lời không hay. Nhiều lúc chỉ vì bản thân nóng giận nhất thời mà gây ra những sai lầm lớn, làm tổn thương người khác và tổn thương chính mình.

Đừng để cho cảm xúc của bạn chi phối cuộc đời của bạn, nếu không bạn sẽ không làm nên bất kì việc gì.

Ảnh minh họa.

Uống rượu không nói lời ngông cuồng

Khi gặp chuyện muộn phiền hay đau khổ, người ta thường “lấy rượu giải sầu”, những điều bình thường không dám nói, khi say rượu thì điều gì cũng “tuôn” ra.

Những lời nói trong lúc say sẽ ảnh hưởng đến hình tượng của bản thân. Nếu ai đó quay lại, phát lên mạng xã hội, bạn sẽ thành tiêu điểm của những lời chế nhạo.

Trong cuộc sống, có rất nhiều người chỉ thích có rượu, họ không quản được cái miệng của họ, từ đó rất có thể hủy hoại tương lai và tiền đồ phía trước của chính mình. Vì vậy, một người thiếu tự chủ và thích nói nhảm sau khi say rượu sẽ gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống.

Không nói lời thẳng thừng trước mặt người khác

Thẳng thắn đôi khi không phải là một lợi thế, người khác có thể không bình tĩnh tiếp nhận.

Ngay cả khi bạn nghĩ rằng xuất phát điểm của bạn là tốt, những gì bạn nói là tốt cho đối phương nhưng nếu lời nói thật đó không thiện ý, vô hình chung bạn đã làm tổn hại đến đối phương, từ đó khiến cho mối quan hệ hai bên trở nên ngày càng căng thẳng hơn.

Đưa ra lời khuyên cho người khác, nhất định cũng cần có sự tế nhị và tinh tế, lời nói không nên quá thẳng thừng và thiếu ý tứ.

Ảnh minh họa.

Không ngồi lê đôi mách

Nói xấu người khác, đồn đặt thị phi là một thói quen xấu. Thông thường, mọi người sẽ không đánh giá cao những người thích nói xấu sau lưng người khác.

Ví dụ như ở nơi làm việc, luôn có người thích nói những lời ca thán, phàn nàn về công việc quá nhiều, đồng nghiệp nào đó thật xấu tệ, đối xử bất công với mình, nào là đãi ngộ công ty không tốt, nghỉ phép ít,…

Một khi những lời nói thị phi đó lan truyền ra ngoài, mọi người đều sẽ biết bạn là người nói ra những lời đó. Điều này sẽ khiến bạn cảm thấy ngại ngùng, hơn nữa sẽ khiến bạn đắc tội với những người khác. Từ đó, công việc cũng như cuộc sống của bạn sẽ phải chịu ảnh hưởng không tốt.

Gặp khó khăn không nói lời phàn nàn

Những lời than vãn, oán trách là hoàn toàn vô tác dụng khi gặp khó khăn.

Gặp phải bất kể sự việc gì, vấn đề gì, những lời nói oán hận hoàn toàn không thể giúp chúng ta giải quyết nổi vấn đề. Thay vì oán Trời, oán đất, chúng ta nên thay đổi thái độ của chính bản thân mình.

Nếu bạn phàn nàn cả ngày và tràn đầy năng lượng tiêu cực, sẽ không ai muốn tiếp cận bạn. Thường những người như vậy rất khó đạt được thành công.

Giàu có không nói lời chê bai

Người tài giỏi vì kiêu ngạo mà thất bại. Người dù có tài giỏi đến mấy, nếu bản tính ngông cuồng, ngạo mạn thì rất dễ vấp ngã trên đường đời.

Dù tiền nhiều đến mấy, học vấn có cao đến đâu, hãy học cách khiêm tốn. Đừng coi thường ai đó, cũng đừng coi thường bất kể điều gì trong cuộc sống.

Hôm nay bạn coi thường họ, nói không chừng một ngày nào đó họ sẽ mạnh hơn bạn. Bởi cuộc sống không thể nói trước được điều gì, tốt nhất nên giữ một lòng khiêm tốn.

 

T. Linh (Theo Secret China)

Nguồn tin: https://giadinhonline.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây