Forbes Asia vừa công bố danh sách 25 nữ doanh nhân quyền lực châu Á năm 2019. Việt Nam có 2 đại diện góp mặt gồm CEO Vietjet Air Nguyễn Thị Phương Thảo và CEO Nutifood Trần Thị Lệ.
Forbes đánh giá bà Nguyễn Thị Phương Thảo đã làm nên lịch sử trong ngành hàng không thế giới khi là phụ nữ duy nhất khởi nghiệp và điều hành một hãng hàng không thương mại lớn.
Được thành lập năm 2007, Vietjet đã vượt Vietnam Airlines về số lượt hành khách chuyên chở. Khởi đầu với một vài đường bay nội địa, mạng đường bay của Vietjet lúc này đã có 120 điểm đến.
“Chiến lược của chúng tôi là mở rộng tới bất kỳ thị trường nào trong bán kính 2.500 km để có thể bao phủ khu vực chiếm một nửa dân số thế giới”, CEO Vietjet chia sẻ.
Thành công với Vietjet Air đồng thời giúp bà Thảo trở thành nữ tỷ phú đầu tiên của Việt Nam và nữ tỷ phú tự thân giàu nhất Đông Nam Á với khối tài sản ròng trị giá 2,5 tỷ USD.
Sau 12 năm phát triển, hiện Vietjet đã vượt Vietnam Airlines về số lượng hành khách vận chuyển. Tính tới hiện tại, hãng hàng không giá rẻ này đã mở rộng ra 80 máy bay phục vụ 120 điểm đến.
CEO Nguyễn Thị Phương Thảo từng không giấu giếm mục tiêu: "Chiến lược của chúng tôi là mở rộng sang bất kỳ thị trường nào trong bán kinh 2.500 km. Như vậy chúng tôi có thể tạo ra những căn cứ có thể phục vụ một nửa lượng dân số thế giới".
Trong năm 2017, Vietjet đã lên sàn giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh với vốn hóa thị trường 1,4 tỷ USD. Năm tiếp theo, Vietjet đã vận chuyển 23 triệu hành khách, chiếm 46% thị phần ở Việt Nam.
Năm 2018, doanh thu Vietjet đạt 2,3 tỷ USD, tăng 27% so với cùng kỳ. Năm 20119, Vietjet đặt mục tiêu phục vụ 30 triệu hành khách, tăng 30% so với năm ngoái.
Trong khi đó, cũng có tên trong danh sách này là CEO của Nutifood, bà Trần Thị Lệ.
Bà Trần Thị Lệ tốt nghiệp Đại học Y (Tây Nguyên) rồi vào TP.HCM làm trợ lý Giám đốc điều hành của cơ sở thực phẩm Đồng Tâm. Đến năm 2000, cơ sở này phát triển thành Công ty Cổ phần thực phẩm dinh dưỡng Đồng Tâm (NutiFood) và bà được cất nhắc lên làm Giám đốc.
Năm 2011, các cổ đông lớn dần dần thoái vốn, ông Trần Thanh Hải (chồng bà Lệ - lúc đó vẫn là Chủ tịch HĐQT Công ty đầu tư Đất Thắng) mua lại phần vốn góp, trở thành Chủ tịch HĐQT NutiFood.
Trong bài viết của mình, Forbes cho biết từ khi cùng chồng là ông Trần Thanh Hải trở thành cổ đông lớn của NutiFood năm 2013, vợ chồng bà Lệ đã đưa công ty trở thành một trong những nhà sản xuất các sản phẩm dinh dưỡng từ sữa lớn nhất Việt Nam.
Năm 2018, doanh thu và lợi nhuận của NutiFood lần lượt là 9.500 tỷ đồng và 828 tỷ đồng.
Hiện doanh nghiệp đang có 4 nhà máy trong nước. Đầu năm 2019, doanh nghiệp này cùng Tập đoàn Asahi của Nhật Bản công bố thành lập một liên doanh hợp tác giữa 2 bên để đưa các sản phẩm dinh dưỡng trẻ em chuẩn Nhật Bản vào thị trường Việt Nam.
CEO Trần Thị Lệ và Chủ tịch Trần Thanh Hải đặt tham vọng đưa NutiFood vượt ra khỏi biên giới Việt Nam bằng việc đầu tư ra nước ngoài thông qua các hoạt động liên doanh, mua bán và sáp nhập.
Ngoài bà Thảo và bà Lệ, những phụ nữ Đông Nam Á trong danh sách gồm Giám đốc GGV Capital Jenny Lee (Singapore), Đồng sáng lập Grab Tan Hooi Ling (Malaysia), Giám đốc XL Axiata Dian Siswarini (Indonesia), CEO One Origin Kamonwan Wipulakorn (Thái Lan), Chủ tịch Insular Life Nina D. Aguas (Philippines), CEO The Great Room Jaelle Ang (Singapore), Chủ tịch Avrist Assurance Anna Leonita (Indonesia), CEO Malee Group Roongchat Boonyarat (Thái Lan), Giám đốc Ruparupa Teresa Wibowo (Indonesia).
Năm nay, top 25 nữ doanh nhân quyền lực châu Á của Forbes Asia không lựa chọn những gương mặt từng góp mặt vào danh sách các năm trước. Những cái tên được lựa chọn nhờ thành công trong sự nghiệp và phản ánh sự đa dạng trong bức tranh kinh tế khu vực. Đó những doanh nhân khởi nghiệp, nhà đầu tư, nhà quản lý cấp cao hoặc những người chuyển đổi công ty gia đình.
“Bất kể nền tảng ra sao, những người phụ nữ này đang thách thức các khuôn mẫu và phá vỡ rào cản trên nhiều lĩnh vực”, Forbes nhận xét.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn